Người Chơ Ro ở Túc Trưng (Đồng Nai), Trà Tân (Bình
Thuận), Ngãi Giao (Bà Rịa – Vũng Tàu) đều có tục làm hum huốp. Hiện nay, tục này
hầu như không được giới trẻ người Chơ Ro quan tâm nữa.
Trang phục truyền thống của nam giới Chơ Ro cũng như trang phục nam giới các tộc người thiểu số ở Trường Sơn I Tây Nguyên. Trước kia, khố là trang phục mặc thường ngày, nhưng hiện nay khố chỉ mặc trong ngày lễ cúng nhong, cúng hồn lúa, cúng thần linh.
Tấm vải thổ cẩm làm khố có chiều rộng khoảng 20cm, chiều
dài khoảng 2,6m, được dệt từ cấc sợi mau theo từng mảng màu khác nhau và tạo
thành hoa văn. Hai mép (đường viền) của khố có hình chim cu và một số hình hoa
văn khác.
Hai đầu khố trang trí nhiều đường họa văn ngang,
trong là 3 đường kẻ chấm màu đỏ, trắng, tiếp đến là đường kẻ chấm và điểm xuyết
các đường chỉ màu tím, trắng, vàng.
Toàn bộ khố được trang trí như sau: Tua chỉ hai đầu khố
(gọi là ser vong), đường kẻ chấm vàng đỏ (len), tua ngang mặt khố màu đỏ, xanh,
trắng, vàng, các hình tam giác màu đỏ, vàng nhạt (woach), hình màu vàng nhạt, ở
giữa là bông hoa màu đỏ (rup vơ cào).
Đường chỉ chạy dọc theo chiều dài ở hai mép khố
(sach gung) màu đỏ, vàng, trắng, đường kẻ trắng trong đường kẻ vàng (yvoach
kinh).
Khi mặc khố, người ta quấn vòng quanh bụng, luồn qua
háng để che phần dưới của cơ thể. Hai đầu khố với những tua chỉ buông dài phía
trước và phía sau.
Ngày nay, trang phục nam giới Chơ Ro còn có thêm áo cổ
vuông, không xẻ ngực. Đó là tấm thổ cẩm ngắn gập làm đôi để tạo thân trước và
thân sau, được khoét lỗ để làm cổ, hai bên sườn có dây buộc, áo dài ngang hông,
gấu áo là các tua sợi của lấm vải thổ cẩm không dệt hết.
Nam giới Chơ Ro không dùng khăn mà dùng một băng thổ cẩm
nhỏ quấn quanh đầu. Trước kia họ để tóc đài và búi sau gáy. Họ thường đeo vòng
cổ làm từ ngà voi, xương thú, hoặc gỗ. cổ tay đeo vòng bằng đồng hoặc bạc. Khi
trời lạnh, họ còn choàng thêm tấm thổ cẩm lên người để che ngực, che lưng và đó
cũng là một loại trang sức của đàn ông.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
trang phục dân tộc việt nam