Mặt nạ múa (cà bar dắc) được làm bằng
bìa các tong, vải quét sơn, rơm và gỗ. Trước tiên người ta phải làm khuôn bằng
đất sét, có khuôn rồi mới lót vải, quét sơn. Khi đất khô mới đục và khoét đất
ra.
Có tới 36 mặt nạ khác nhau được sử dụng trong múa Chằng, khi múa mặt nạ được dùng kết hợp với bộ y phục nhiều màu.
Có tới 36 mặt nạ khác nhau được sử dụng trong múa Chằng, khi múa mặt nạ được dùng kết hợp với bộ y phục nhiều màu.
Bộ y phục và mặt nạ dùng trong lễ dâng bóng tuyệt đối không dược dùng trong đám ma và đám cưới. Kiểu mặt nạ này thường có nhiều tầng, mỗi tầng đều có tai (ka chiếc) bằng bìa các tông, mũi (tvà mo), mắt (phanéc), răng (minh). Ở tầng thứ 4 có hình Phật (Prasia) làm bằng gỗ (xa đao). Ngoải lớp sơn dùng để quét ngoài, người Khmer còn dùng nhựa quả brihúc để gắn, liên kết các lớp vải của mặt nạ.
Có thể thấy, trên sân khấu Dù kê, loại
ca kịch ra đời từ những năm 30 của thế kỳ trước, hình tượng Chàng có mặt rần
gầu giống như “kép núi’’ trong tuồng tích của gánh Hát Bội và Bồ Quảng, với cặp
nanh cong và dài, lúc ngậm vào lúc chia ra hai hên mép. làm tăng thêm tính hung
dữ. Tất cả đều là biểu tượng đặc trưng của các nhân vật phản diện trên sân khấu
tuồng. Còn trên sân khấu Rô băm, hình tượng Chẳng xuất hiện dưới mạt nụ nhiều
tầng đầu, nhiều bộ mặt với bộ quần áo màu đen biểu tượng cho tâm địa độc ác; bộ
mặt dự tợn với đôi mắt ốc nhồi, tai thú, miệng có cặp nanh dài, mùi sư tử, biếu
lộ thuộc tinh ăn thịt người. Nhân vật Chằng xuất hiện với cây chày vồ, nghênh
ngang, lúc nào cũng sẵn sàng đánh giết đưa đến cho người xem một ấn tượng khủng
khiếp. Diệt Chằng trên sân khấu Rò băm có ý nghĩa ma thuật, là trừ khử các tai
họa xui xẻo và cầu an cho phum sóc.
Ngày xưa khi biểu diễn, nghệ nhân phải
mặc y phục theo kiểu truyền thống dân tộc Khmer. Ngày nay loại hình nghệ thuật
này cũng có một số biến đồi về trang phục để phù hợp với nhu cầu thường thức
cũng như có thêm mặt nạ hình đầu khỉ, đầu chằn, bà già… đề tăng sự thu hút cho
người xem.
Đọc thêm tại: