Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Cách trang trí trang phục các dân tộc


        Khác hẳn với trang phục của người Mạ, trong trang phục của người M’nông vẫn trên nền kẻ ngang khác màu, người ta trang trí nhiều mô tip khác biệt như hình da trăn chạy suốt từ vai xuống gấu áo nam; hoa văn hình móc câu (n’dal) và hoa văn hình tam giác, biểu tượng lông cổ con chim gáy (nơ lớp) được trang trí trên 2 dầu khố. Trên chăn đáp của người M’nông cũng thấy xuất hiện hình bụng con thần lần phối hợp trong máng hoa văn hình thoi. Trên chiếc dịu trê em của người M’ nông, thấy có cả mỏ tip hình dấu chân con rết, bụng con rận và hình hạt dưa. Sự phối màu xanh, đr, văng, trắng khá hài hoà. Tạo ra điểm khác biệt trong trang phục các tộc người Môn – Khmer ở khu vực Tây Nguyên. Giá trị thẩm mỹ của trang phục còn tăng lên khi các tộc người ở đây sử dụng thêm các loại vòng tay, vòng cổ khác nổi hình hoa văn mặt trời {măt nar), mặt trăng (ơ khe), hình xương đầu người (tinh púc), hình mặt con cọp (mạt ta la) hay chuỗi cườm nhựa nhiều màu.

Cách trang trí trang phục các dân tộc

        Trang phục của người Xơ Đăng nhìn thoáng qua thấy có những đường kẻ ngang màu đỏ, trắng, vùng song đi vào chi tiết, giá trị của nó lại thể hiện thông qua đường nét dệt hoa văn. Trên tấm choàng, họ trang trí 2 loại hoa văn, đó là hình chữ V và hình sóng nước nhỏ. Trên tấm choàng, áo, váy dành cho thiếu nữ còn có thêm hoa văn ô trám, hình người cách điệu, hình chữ X.
       Trên chiếc khố, đồng bào M’nông dệt trang trí hình 7 ngôi sao kế tiếp, hình chữ V đảo ngược nhau, hình quả táo. Những hình trang trí này được dệt theo chiều ngang của tấm khô và dệt làm hai lớp ép vào nhau.
         Trang trí trên trang phục người Chơ Ro cũng có những điểm khác biệt: trên nền đen và các đường kẻ ngang màu trăng, đỏ của áo, khố, ta thấy xuất hiện những hoa văn tam giác văng, đường kẻ đỏ, hoa văn màu trắng – đen, hình con vật màu văng, hình người cưỡi màu xanh, hình người chống tay, hình con vịt. hình chim đứng trên lưng trâu, hình người uống rượu cần, hình con dê, hình con vượn.
      Trên trang phục của người Giẻ-Triêng, thấy xuất hiện hình hạt dưa, xương cá, vảy cá hay chấm dải như hoa văn của nhiều tộc người khác trong vùng, nhưng phần hoa văn lại được bố cục chủ yếu ở chân váy cùng phần ngực. Vì vậy, nhìn kỹ hoa văn trên trang phục người Giẻ-Triêng, chúng ta có thể nhận ra sắc thái tộc người.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: trang phục dân tộc tày