Quảng Bình có hệ đất chính là hệ phù sa (ớ đồng bằng) và hệ
feralit (ớ vùng đồi núi) với 1 5 loại thuộc 5 nhóm khác nhau.
Nhóm đất cát có diện tích hơn 4,7 vạn ha, bao gồm các cồn
cát dọc bờ biển từ Quảng Trạch đến Lệ Thuý và đất cát biển phân bố chủ yếu ớ Lệ
Thuý, Quảng Ninh, Quảng Trạch.
Nhóm đất mặn có hơn 9,3 nghìn ha, phân bố phần lớn ớ các
cửa sông (sông Gianh, sông Nhật Lệ, sông Dinh). Diện tích đất mặn có xu hướng
gia tăng do nước biển lấn sâu vào đất liền dưới tác động của bão hoặc triều
cường.
Nhóm đất phù sa chủ yếu là loại đất được bồi hằng năm, với diện
tích khoảng 2,3 vạn ha, phân bố ở dải đồng bằng và các thung lũng sông. Nhóm
nàỵ bao gồm các loại đất được bồi đắp hằng năm (ngoài đê), không được bồi hằng
năm (trong đê) và đất phù sa giây. Nhìn chung, đáy là nhóm đất chính để trồng
cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày.
Nhóm đất lầy thụt và đát than bùn phân bố ớ các vùng trũng,
đọng nước thuộc các huyện Lệ Thuý, Quảng Ninh, Quảng Trạch.
Nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn 80% diện tích cả tỉnh, tập
trung chú yếu ớ những nơi có độ cao từ 25 m đến 1.000 m thuộc các huyện Minh
Hoá, Tuyên Hoá và phần phía tây của các huyện Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thuý.
Nhìn chung, đất ở Quảng Bình nghèo dinh dưỡng,
tầng đất móng và chua. Đất phù sa ít. Nhiều đụn cát và đất lầy thụt than bùn.
Tuy nhiên, khả năng sử dụng đất còn lớn, chủ yếu tập trung vào việc phát triến
cây công nghiệp lâu năm, trồng rừng theo hướng nông – lâm kết hợp.
Về cơ cấu sử dụng đất, đến hết năm 2007, diện tích đất được
khai thác để phục vụ cho sản xuất và đời sống hiện chiếm 88,1 % lãnh thố của
tính, trong đó chú yếu là đất lâm nghiệp (75,7%). Diện tích đất sán xuất nông nghiệp
tương đối hạn chế chỉ có 8,8%, đất chuyên dùng 3,0% và đất ớ 0,6%. Trong khi
đó, diện tích đất khác chiếm tới 11,9%.
Là nơi giao thoa của hai luồng thực vật từ phía bắc xuống
và từ phía nam lên, nên thực vật cúa Quảng Bình tương đối phong phú.
Tính đến hết năm 2007, diện tích rừng của tỉnh là 526,3
nghìn ha, trong đó rừng tự nhiên: 457,3 nghìn ha và rừng trồng: 69,0 nghìn ha.
Trữ lượng gỗ của rừng tự nhiên khoảng 30,9 triệu m3 (riêng rừng giàu
chiếm 13,4 triệu m3, chủ yếu phân bố ở vùng núi cao). Trong rừng có
nhiều loài gỗ quý như mun, lim, lát hoa… Dưới tán rừng có nhiều loài có giá trị
kinh tế như song, mây, các dược liệu quý…
Quảng Bình có VQG Phong Nha – Kẻ Bàng là di sản thiên nhiên
thế giới thuộc huyện Bố Trạch, đây là rừng nguyên sinh trên núi đá vôi điển
hình với các loại thực vật đặc trưng như: nghiến, chò đãi, chò nước và sao.
Thực vật trong vườn có 152 họ, 511 kiểu gen, 876 loài, trong dó có 38 loài nằm
trong Sách dỏ Việt Nam và 25 loài nằm trong Sách đỏ thế giới, 1 3 loài đặc hữu
Việt Nam. VQG Phong Nha – Kẻ Bàng là nơi sinh sống của 140 loài thú thuộc 31 họ
và 10 bộ, nối bật nhất là hố và bò tót, 302 loài chim, trong đó có ít nhất 43
loài nằm trong Sách đó Việt Nam và 19 loài nằm trong Sách đó thế giới; 81 loài bò
sát lưỡng cư (18 loài trong Sách đỏ Việt Nam và 6 loài Sách đỏ thế giới); 259
loài bướm; 72 loài cá, trong đó có 4 loài đặc hữu Việt Nam,…
Vùng biển Quảng Bình có nguồn lợi hái sản tương đối lớn về
trữ lượng và phong phú về số loài. Chỉ tính từ độ sâu 100 m vào bờ có tôm trữ
lượng 2 nghìn tấn, cá các loại 6 – 7 vạn tấn, mực 5 – 6 nghìn tấn,…
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
trang phục 54 dân tộc việt
nam