Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

Giá trị sử dụng trang phục tộc người Khmer


      Trang phục, đó là những phương tiện vật chất bao phục, trang sức được con người sử dụng trong sinh hoạt và lao động sản xuất, chiến đấu và các hoạt động văn hoá – xã hội. thể hiện cách ứng xử văn hoá trong mối quan hệ của con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, nhằm thoả mãn các chức năng: sinh học, xã hội và thẩm mỹ của con người.

Giá trị sử dụng trang phục tộc người Khmer

      Nói đến phương tiện vật chất, trước hết phải nói đến chức năng sử dụng thông thường và chức nâng kinh tế. Ban đản trang phục các tộc người Môn – Khmer xuất hiện cũng chủ yếu là mang chức năng sử dụng, dùng làm vật để che thân cho ấm: cho phù hợp với điều kiện môi trường mà người ta sinh sống.
      Nhìn lại lịch sử, từ khi được tạo hoá sinh ra, các loại vốc đã tự hoàn thiện để thích nghi, tồn tại trong giới hạn môi trường điều kiện sống của mình. Tuy nhiên chỉ có con người mới biết làm ra trang phục để bảo vệ cơ thể, dần dần biết làm đẹp mình trong môi trường sống.
       Thời tiền sử, trang phục chỉ là lông chim, vỏ cây, tấm lá, da thú nhưng con người côn biết kiếm tìm cho mình những màu sắc có sẵn trong tự nhiên như thổ hoàng, nghệ… bôi lên thân thể để phân biệt các thành viên các tộc người khác nhau theo những qui ước, tập quán chung của từng cộng đồng. Bên cạnh đó, họ côn lấy móng vuốt, răng thú, vỏ ốc, chuỗi hạt… làm đồ trang sức; về sau, các thị tộc – bộ lạc đã biết cách xăm mặt, xăm mình, cắt tóc, tết tóc, cà răng, căng tai… để làm đẹp và tạo ra sự khác biệt giữa người này với người khác, giới này với giới khác, tộc người này với tộc người khác.
      Khi y phục bằng vải ra đời nó đã dần thay thế các hình thức trang điểm nói trên và nó cũng góp phần xác định dấu hiệu riêng của từng cộng đồng dân cư. Y phục của các tộc người ngày càng phát triển hoàn thiện, ngoài những chức năng mới như: bảo vệ sức khoẻ, tôn vinh con người, phân biệt giới tính, địa vị xã hội… nó vẫn không xa rời chức năng phân biệt giữa các tộc người với nhau.