Người Giẻ-Triêng từ xa xưa đã biết trồng bông, dệt vải. Sản phẩm vải của người Giẻ-Triêng khá phong phú gồm váy, khố. Địu trẻ em, tấm dồ, tấm khoác… Không chỉ phục vụ cuộc sống của cư dân mặc sản phẩm vải của người Gỉe-Triêng còn là mặt hàng có giá trị dùng để trao đổi với các dân tộc khác.
Với lối ăn mặc truyền thống, khi thời tiết nóng đàn ông Giẻ-Triêng đóng khố (kai) cởi trần, đàn bà mặc váy (kai) dài kéo cạo sát nách. Khi thời tiết lạnh đàn ông đóng khố khoác tấm choàng (a day), đàn bà mặc váy, khoác tấm choàng. Đêm đến, đi ngủ đàn ông đắp tấm đắp (a day) đàn bà kéo váy lên lút đầu và đắp tấm choàng nữ.
Nhìn tổng thể, trang phục Giẻ-Triêng có “tiếng nói” riêng so với một số dân tộc người ở khu vực Trường Sơn-Tây Nguyên, là cứ liệu quan trọn trong việc nghiên cứu lịch sử trang phục ở nước ra. Do có cá tính trong việc tạo hình và trang trí nên trang phục của họ đã tạo nên sự khác biệt so với các tộc người khác cùng sinh sống trong khu vực, nhất là trang phục nữ.
Trang phục mặc trong lễ hội của người Giẻ – Triêng bao giờ cũng sặc sỡ nhiều màu sắc, chứa đựng những yếu tố tâm linh, nên việc mặc chúng được mọi người coi trọng. Những ngày diễn ra lễ hội cộng đồng như đâm trâu mừng nhà rông mới, lễ cưới… người ta mặc toàn đồ mới hoặc đồ sử dụng không thường xuyên. Ngoài y phục, cả đàn ông và đàn bà đều dùng đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ, vòng cườm… để làm đẹp và hấp dẫn hơn trong mắt mọi người.
Những ngày lễ hội người Giẻ-Triêng từ trẻ tới già đểu cố gắng ăn mặc cho đẹp. Những gia đình giàu có, ngoài những trang phục có nhiều màu đỏ, thì đồ trang sức của phụ nữ nhất thiết phải có các chuỗi cườm, vòng cổ, bông tai; đàn ông đeo vòng tay. Thanh niên ăn mặc khác người già, với chiếc khố có trang trí hoa văn màu đỏ, trắng, vàng ở vạt trước và vạt sau. Người già mặc khố toàn màu đen và khoác tấm choàng màu đỏ (lâng la xút).
Trong cuộc sống cộng đồng, trang phục là một trong nhừng yếu tố tạo ra sự phân cấp giàu nghèo rõ nét. Những gia đình giàu có phải có nhiều tấm đồ màu đỏ (ra moong xút, ra moong tem), của cải phải có nhiều trâu, bò, heo, chiêng Nỉ (bộ 03 cái), chiêng Ba (bộ 03 cái), chiêng Ngô (bộ 03 cái), ché đổi một trâu, ché đổi hai trâu. Những gia đình có đời sống vật chất khá giả, lời nói cùa họ có uy tín đối với bà con, nếu họ không dùng của cài và quyền uy để doạ nạt bà con trong làng thì được bầu làm chú làng. Vì vậy trong những ngày hội lùng, họ thường khoác những tàm đổ và đóng khố có nhiều màu đỏ, đeo nhiều đồ trang sức, Còn những người có điều kiện kinh tế khá hoặc trung bình mặc trang phục có nhiều màu pha trộn. Những người nghèo mặc trang phục màu đen; khố khổ hẹp, hai đẩu không cổ tua, thân và các mép khố không được viền và trang trí hoa văn. Trong lễ hội nam giới cũng đeo vòng cổ, giắt ngoài khố chuỗi hạt; ngoài ra họ mang thêm tấm choàng rộng màu chàm có trang trí các sọc mâu.
Nhìn tổng thể, trang phục Giẻ-Triêng có “tiếng nói” riêng so với một số dân tộc người ở khu vực Trường Sơn-Tây Nguyên, là cứ liệu quan trọn trong việc nghiên cứu lịch sử trang phục ở nước ra. Do có cá tính trong việc tạo hình và trang trí nên trang phục của họ đã tạo nên sự khác biệt so với các tộc người khác cùng sinh sống trong khu vực, nhất là trang phục nữ.
Trang phục mặc trong lễ hội của người Giẻ – Triêng bao giờ cũng sặc sỡ nhiều màu sắc, chứa đựng những yếu tố tâm linh, nên việc mặc chúng được mọi người coi trọng. Những ngày diễn ra lễ hội cộng đồng như đâm trâu mừng nhà rông mới, lễ cưới… người ta mặc toàn đồ mới hoặc đồ sử dụng không thường xuyên. Ngoài y phục, cả đàn ông và đàn bà đều dùng đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ, vòng cườm… để làm đẹp và hấp dẫn hơn trong mắt mọi người.
Những ngày lễ hội người Giẻ-Triêng từ trẻ tới già đểu cố gắng ăn mặc cho đẹp. Những gia đình giàu có, ngoài những trang phục có nhiều màu đỏ, thì đồ trang sức của phụ nữ nhất thiết phải có các chuỗi cườm, vòng cổ, bông tai; đàn ông đeo vòng tay. Thanh niên ăn mặc khác người già, với chiếc khố có trang trí hoa văn màu đỏ, trắng, vàng ở vạt trước và vạt sau. Người già mặc khố toàn màu đen và khoác tấm choàng màu đỏ (lâng la xút).
Trong cuộc sống cộng đồng, trang phục là một trong nhừng yếu tố tạo ra sự phân cấp giàu nghèo rõ nét. Những gia đình giàu có phải có nhiều tấm đồ màu đỏ (ra moong xút, ra moong tem), của cải phải có nhiều trâu, bò, heo, chiêng Nỉ (bộ 03 cái), chiêng Ba (bộ 03 cái), chiêng Ngô (bộ 03 cái), ché đổi một trâu, ché đổi hai trâu. Những gia đình có đời sống vật chất khá giả, lời nói cùa họ có uy tín đối với bà con, nếu họ không dùng của cài và quyền uy để doạ nạt bà con trong làng thì được bầu làm chú làng. Vì vậy trong những ngày hội lùng, họ thường khoác những tàm đổ và đóng khố có nhiều màu đỏ, đeo nhiều đồ trang sức, Còn những người có điều kiện kinh tế khá hoặc trung bình mặc trang phục có nhiều màu pha trộn. Những người nghèo mặc trang phục màu đen; khố khổ hẹp, hai đẩu không cổ tua, thân và các mép khố không được viền và trang trí hoa văn. Trong lễ hội nam giới cũng đeo vòng cổ, giắt ngoài khố chuỗi hạt; ngoài ra họ mang thêm tấm choàng rộng màu chàm có trang trí các sọc mâu.
Đọc thêm tại: