Trang phục của các tộc người nhóm ngôn
ngữ Môn – Khmer cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Trang phục xuất hiện, ban đầu
đã thực hiện vai trò là phương tiện vật chất che đậy, bảo vệ con người trong
môi trường tự nhiên, về sau, càng ngày phương tiện vật chất càng thay đổi, bên
cạnh chức năng là vật che thân, nó côn có chức năng làm đẹp, là dấu hiệu để
thấy sự giống và khác nhau về các phương diện dân tộc, nhóm dân tộc, giới tính,
giai cấp nghề nghiệp v.v… Gắn với trang phục là một loạt hoạt động trong nông
nghiệp, thủ công nghiệp có liên quan như trồng cây nguyên liệu, dệt, nhuộm,
may, thêu, làm đồ trang sức…
Trang phục ngày càng cải tiến, đã đem
lại tiện ích cho cư dân, thoả mãn những yêu cầu tôi thiểu và tôi đa của người
sư dụng. Tính tiện ích chính là tính thích ứng của trang phục, được thể hiện ở
kiểu dáng, chất liệu, màu sắc, loại hình… đối với người sử dụng và với công
việc mà họ đảm nhiệm.
Trước đây, trang phục được cải tiến,
phần quan trọng là nhờ vào nhận thức của người sử dụng và sự phát triển của
nghề dệt địa phương. Nghề dệt đã tạo ra những sản phẩm phục vụ trực tiếp cuộc
sống hàng ngày, khi đi làm nương làm rẫy, săn bắn, che chắn bảo vệ cơ thể khi
thời tiết thay đổi. Chính nghề dệt đã chuyển đổi trang phục từ thô sơ bằng vỏ
cây của cư dân sang chất liệu vải mềm hơn, nhẹ nhàng hơn, giữ hơi ấm tốt hơn.
Dần dân trang phục có sự phân biệt, có loại trang phục thường ngày, có loại
trang phục dành cho lễ hội, có loại trang phục dành cho già làng, trưởng bản,
cho người khá giả, cho thường dân….
Tuy nhiên, sự phân biệt này ở nhóm cư
dân Môn – Khmer chỉ ở mức độ tương đối. Trong các lễ hội cộng đồng, trang phục
đẹp, mới, hoa văn sặc sỡ đã góp phần làm nên phần hồn của lễ hội, tạo ra nét
độc đáo về văn hoá tộc người. Lễ hội chính là dịp để các tộc người Môn – Khmer
thể hiện một cách toàn diện nhất việc sử dụng trang phục. Cùng với trang phục,
không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, lễ hội hoa ban Tây Bắc, lễ hội óc om
boóc của người Khmer Nam Bộ mới mang tính toàn vẹn của nó. Khi đó giá trị văn
hoá vật thể hoà vào giá trị văn hoá phi vật thể làm nên cái hồn của mỗi tộc
người, của mỗi vùng cư trú.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: trang phuc
dan toc tay