Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2015

Vị trí và lãnh thổ tỉnh Quảng Bình


         Quảng Bình là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, dựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ và trông ra Biến Đông rộng lớn. Lãnh thố của tính nằm trong khoáng từ 16°55′ đến 18°05′ vĩ dộ Bắc và từ I05°37′ đến 107° kinh độ Đông. Về phía bắc, Quảng Bình giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía nam giáp tính Quảng Trị, phía tây giáp tính Khăm Muộn của CHDCND Lào và phía đông là vịnh Bắc Bộ. Nét đặc biệt là Quảng Bình ở vào nơi hẹp nhất của lãnh thố nước ta. Tại huyện Quáng Ninh, chiều đông – tây từ biên giới Việt – Lào ra đến biển không vượt quá 50 km.

Vị trí và lãnh thổ tỉnh Quảng Bình

       Diện tích đất tự nhiên của Quảng Bình là 8.065,3 km2, chiếm hơn 2,4% diện tích toàn quốc, số dân năm 2009 là 848,0 nghìn người, chiếm khoáng hon 1 % số dân cá nước.
       Về phương diện vị trí, có thế coi Quảng Bỉnh như một bán lề trong không gian đất nước cũng như trong thời gian của lịch sử dân tộc, là nơi giao thoa cúa các điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội giữa miền Bắc và miền Nam.
      Về mặt tự nhiên, vùng đất này là nơi kết thúc của sự phần bố đại trà đá vôi và là nơi bắt đầu của sự phân bố đá granit theo diện rộng. Dọc theo duyên hải, đây cũng là nơi chấm dứt kiếu bờ biến phẳng, thấp và bắt đầu kiểu bờ biến cúa miền Trung với những cồn cát cao chạy dài theo bờ biến. Nhiều loại cây phương Nam không phân bố quá dèo Ngang và một số loài cây phương Bắc (như lim) không vượt quá lãnh thố Quảng Bình.
       Về mặt nhân văn, Quảng Bình là nơi tiếp giáp giữa hai địa vực cư trú cúa các dân tộc ít người phía bác (Thái, Mường, Tày, Nùng) và phía nam (Bana, Êđê, Mnông). Văn hoá Bàu Tró ở Quáng Bình dường như là trung gian giữa văn hoá Đông Sơn ở miền Bắc và vản hoá Sa Huỳnh ở miền Trung.
       Về mặt lịch sử, mánh đất này đã từng là địa đầu phía nam của nước Đại Việt từ năm 1069. Sông Gianh là nơi chứng kiến sự tranh chấp trong gần 200 năm giữa hai họ Trịnh – Nguyễn. Quảng Bình là đầu mút của vùng “cán soong” trong suốt cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ và cũng lả điếm xuất phát của con đường “xé dọc Trường Sơn đi cứu nước”…
       Về mặt kinh tế, với các tuyến giao thông đường bộ (mà quan trọng nhất là quốc lộ 1A, rồi đến quốc lộ 15 – đường Hồ Chí Minh và các nhánh chạy sang phía tây) cũng như các tuyến đường sắt, đường thuỷ, Quảng Bình có nhiều thuận lợi đế mớ rộng việc giao lưu kinh tế hàng hoá với các tính trong nước và quốc tế, hội nhập vào xu thế chung của vùng và cả nước.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: trang phục tây nguyên