Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015

Cần có nhiều biện pháp để bảo tồn trang phục dân tộc

        Cùng với việc xây dựng một làng nghề dưới dạng bảo tàng của cộng đồng, mỗi làng, mỗi tộc người cần lưu giữ các bộ trang phục khác nhau của cộng đồng; ngày lễ tết, hội hè sử dụng trang phục truyền thống với ý thức trân trọng giữ gìn, có như vậy không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, không gian múa xoè Tây Bắc và không gian văn hoá Khmer mới được bảo tồn và phát huy.

Cần có nhiều biện pháp để bảo tồn trang phục dân tộc

        Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá trong trang phục các tộc người nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer tại Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam
        Từ những năm 1980 đến nay, khi chuyển hướng sang nội dung văn hoá tộc người, Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam đã tiến hành nhiều đợt nghiên cứu, sưu tầm văn hoá các tộc người Môn – Khmer. Tuy nhiên việc sưu tầm mới chỉ mang tính chất quảng canh, chưa chuyên sâu. Vì vậy, số lượng hiện vật trang phục các tộc người, đặc biệt là hiện vật về nghề dệt sưu tầm được vẫn còn hạn chế.
         Cho đến thời điểm hiện tại, Bảo tàng mới đang lưu giữ, trưng bày 250 hiện vật gốc khối về trang phục và nghề dệt. Trong đó, ngoài 8 bộ khung dệt khố rộng, kiểu inđônêsien, một chiếc khung dệt đuôi khố, một chiếc xa quay sợi, một hộp đựng bông, một cán bông, một guồng sợi, một xa quay sợi là những dụng cụ nghề dệt, còn lại chủ yếu là trang phục, sản phẩm, trang sức.
Những năm gần đây, Bảo tàng Văn hóa các dán tộc Việt Nam tiếp tục cử một số đoàn sưu tầm văn hoá Món Khmer, nhưng trong bối cảnh giao thoa mạnh mẽ, nghề dệt mai một, việc sưu tầm trang phục tộc người ngày một khó khăn hơn.
         Như vậy, xét về cả số lượng, chủng loại và thông tin, hiện vật về trang phục, nghề dệt đều thiếu, không đủ dể giới thiệu sưu tập trang phục, càng không thể phản ánh đầy đu một khía cạnh văn hoá tộc người. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào bảo tồn được nghề dệt và trang phục tộc người?
        Qua nghiên cứu trang phục các tộc người nhóm ngón ngữ Môn – Khmer, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam đã lập danh mục các hiện vật còn thiếu để nhanh chóng triển khai những đợt nghiên cứu, sưu tầm bổ sung.
        Như vậy, xét về số lượng và chủng loại, kho cơ sở Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam còn thiếu rất nhiều loại hình trang phục các tộc người nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer.
        Về mặt bảo quản, kho cơ sở đã phân loại, có chế độ bảo quản riêng như độ ẩm, ánh sảng cho loại chất liệu vải. Tuy nhiên hiện nay giữa vải sợi bông, vải tơ tằm, vải nilon…tất cả đều trong một chế độ bảo quản chung. Xét về lâu dài chế độ bảo quản chung như vậy sẽ không đảm bảo tuổi thọ của trang phục.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: trang phuc dan toc tay