Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

Bảo tồn nghề thủ công truyền thống và trang phục tộc người


       Ở mỗi thôn Giẻ-Triêng có khoảng 50 hộ, chúng tôi vẫn thấy có khoảng 5 hộ còn dệt vải đều tay, các hộ khác gác khung, rỏi rãi lắm một năm họ mới dệt một hay hai tấm dù làm quà cưới hay dành làm chăn dấp. Tuy không trồng bông, nhưng nguồn nguyên liệu dệt được làm từ sợi len công nghiệp. Sau khi mua về, họ dùng xa quay sợi xe lại một lần cho sợi săn mịn, khi dệt vải dầy hơn, đều hơn. Để dệt được một tấm dù đơn làm váy, họ phái mua 2kg len với giá thời điểm hiện nay là 40.000 đồng một kg. Nếu ai dệt giỏi họ còn ham dệt, vì dệt trong 10 ngày là được một tấm váy, một tháng dệt 3 tấm váy, bán cho bà con được 600.000 – 900.000 đồng, trừ phần tiền bỏ vốn mua len, công sức bỏ ra cũng được kha khá, có thêm tiền cải thiện cuộc sống. Nhưng nếu người dệt chậm, cả tháng không được một tấm thu nhập cũng chẳng đáng là bao.

Bảo tồn nghề thủ công truyền thống và trang phục tộc người

       Khu vực người Giẻ -Triêng còn tồn tại nghề dệt vì cư dân vẫn sử dụng, vẫn có nhu cầu sử dụng trang phục truyền thống. Lớp trung tuổi và người già vẫn mặc trang phục truyền thống, coi sản phẩm dệt là tài sản có thể đổi sang ngang thành trâu, văng, tiền… và có thể làm quà tặng cho đám cưới hay làm của hổi môn. Nhưng ở người Xơ Đăng, Hré, Ba Na, Tà Ôi, Cơ Tu… thì không mấy ai còn nhu cầu mặc, nên việc dệt vải gần như mai một, theo đó, trang phục truyền thống cũng bị mai một.
        Hiện nay, ở vùng các dân tộc thiếu sổ đổng bào hầu hết đã chuyển sang dùng thuốc nhuộm hoá học cho các sản phẩm dệt may của họ. Nhiều người không còn nhớ tên và cách dùng các loại cây rừng để chế biến thành màu nhuộm nữa, duy chỉ có màu chàm vẫn được sử dụng nhiều.
       Trong khi đó, Việt Nam và thế giới đang đứng trước những thách thức về ồ nhiễm môi trường do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân của khói bụi công nghiệp và các chất thái hoá học. Hướng tới sự phát triển bền vững, ngăn chặn ô nhiễm, bảo vệ môi trường, việc nghiên cứu và kế thừa những tri thức dân gian trong việc sử dụng chất liệu nhuộm truyền thống là rất quan trọng. Hầu hết nguyên liệu của các chất nhuộm truyền thống đều không độc hại, ngoài việc cung cấp màu nhuộm một số cây nguyên liệu còn có thể ăn được, là những vị thuốc chữa bệnh rất tốt.
        Sự mai một và biến đổi trong nghề dệt, cách nhuộm màu, chế tác trang phục dân tộc là xu hướng tất yếu. Điều đó đặt ra vấn đề cấp bách trong việc bảo tồn nghề thủ công truyền thống và trang phục tộc người.