Ngoài ra, người Mạ còn sử dụng nhiều cách phối màu khác đơn giản hơn: chỉ hai đường màu trắng, đỏ gần sát nhau hoặc có khi trên nền đen sạm của tấm vải lại bao gồm cả màu đen bên cạnh màu xanh để trang trí.
Riêng về màu trắng, do bản chất là màu phát sảng thường được người Mạ đặt ở giữa tấm vài để đối chọi trực tiếp với nền đen thẫm tạo nên bức tranh tôi- sảng mạnh mẽ.
Trong quá trình tạo sản phẩm, người Mạ đã tạo cho mình những nét riêng độc đáo về cách sử dụng các màu sắc trên sản phẩm dệt của mình. Sự tinh tế, hài hoà của cách phối màu ấy đã góp phần tạo cho tấm vải một bố cục chặt chẽ, lúc thì nương tựa với nhau thành từng mảng, từng khối màu vững chắc, mạnh mè khi lại tách biệt ra một cách bất ngờ, hợp lý. Cách phổi màu này không những tạo cảm giác hoang sơ huyền bí cho người chiêm ngưởng, mà còn mang đậm màu sắc riêng, đặc thù riêng cho trang phục cua người Mạ.
Cách sử dụng màu của người Giẻ – Triêng
Ngươi Giẻ – Triêng dùng màu nóng, các màu đối chọi nhau để trang trí cho trang phục rực rỡ, nổi bật giữa nền rừng núi.. Màu sắc cũng được họ dùng để phân biệt thứ bậc và sự giàu có trong cộng đồng. Màu đỏ la mau cao quý tương trưng cho sự giàu có và quyền uy trong cộng đồng, Màu đen la màu dùng cho người nghèo.
Những trang phục của người nghèo được dệt bằng những sợi màu đen. Còn những trang phục có nhiều màu sắc pha trộn: đỏ, đen, văng, trắng là những trang phục danh cho những người có địa vị kinh tế từ trung bình khá.
Nhìn chung người Giẻ-Triêng thích màu của trang phục là màu chàm đen và màu đỏ, đây lá hai màu chủ dạo khống thề thiếu, thứ đến là màu văng và màu trắng. Để có những màu sắc ưng ý, người Giẻ-Triêng phải tìm hiểu, nghiên cứu từ nhiều loại vỏ cây, ốc… Nhuộm màu là cả một quá trình đúc kết kinh nghiệm từ đời này sang đời khác, là cả một bí quyết. Để có được màu chàm đen, người Triêng dùng lá cây trum giã nát rồi ngâm trong nước, lấy vỏ ốc (pa chau) đốt cháy thành với rồi giã nhỏ bỏ lẫn vào tạo thành màu chàm. Để tạo màu đỏ, họ dùng củ nâu và vỏ của cây tà vạt (móc sang) giã nhỏ ngâm trong nước. Màu văng cũng là màu được họ ưa chuộng trên trang phục và để có màu văng, họ lấy củ nghệ giã nát rồi ngâm trong nước hoặc lấy thân cây chơ hong thái nhỏ, sau đó bỏ sợi vào nấu kỹ rồi vớt ra phơi khô.
Váy, khố, địu trẻ, tấm dù, tấm khoác… của người Giẻ-Triêng được dệt hoàn toàn bằng phương pháp thủ còng, nhưng các họa tiết hoa văn trang trí phần lớn đơn giản trên nền chàm đen, thường chỉ có đường sọc màu đơn hoặc xen kẽ trên nền chàm với các màu tiêu biểu như màu văn 2, màu đỏ hoặc màu trắng. nhưng thẻ hiện tính thẩm mỹ và tài năng sảng tạo cua người phụ nữ Gié-Triêng.
Như vậy. cùng với cách trang trí hoa văn, cách phối màu trên trang phục các tộc người nhóm ngốn ngữ Món – Khmer đã làm uèn các giá trị văn hoá biểu trưng tộc người. Các giá trị lịch sử, giá trị sử dụng và giá trị xã hội cùng các yếu tố thẩm mỹ, tâm lý, lửa tuổi thông qua trang phục đã được làm sảng tỏ góp phán khảng định giá trị văn hoá các tộc người Môn – Khmer.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
trang phục dân tộc việt nam