Thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế cúa Quảng Bình đã
từng bước ổn định, hội nhập vào cơ chế thị trường và đạt mức tăng trưởng tương
đối nhanh. Nhịp độ phát triến kinh tê còn chậm vào giai đoạn 1990 -1993 đã tăng
nhanh trong giai đoạn 1994 – 1997. Đến giai đoạn 1998 – 1999, tốc dộ tăng
trưởng chùng xuống do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính ở khu vực và
trên thế giới, cộng với thiên tai hạn hán nặng nề vào năm 1998. Tuy vậy, mức
tăng trưởng kinh tế của Quảng Bình vẫn cao hơn mức trung bình của cá nước, đạt
8,1% trong giai đoạn 1991 – 1995 và 8,2% vào giai đoạn 1996 – 2000.
Trong giai đoạn 2001 – 2007, Quảng Bình vẫn duy trì tốc độ
tăng trưởng khá cao. Về cơ cấu nền kinh tế, khu vực I vẫn giữ địa vị quan
trọng, khoảng 30% giá trị GDP. Khu Vực III có tỉ trọng cao nhất. Còn tỉ trọng
của khu vực II có mức tăng liên tục và đạt hơn 1/3 GDP của tỉnh. Việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, về cơ bản, diễn ra theo hướng giảm tỷ trọng của
khu vực I và tăng tỷ trọng của khu vực II. Riêng khu vực III có tỷ trọng cao
nhất và ít biến động. Năm 1995, trong GDP cúa Quảng Bình, khu vực I có tỉ trọng
là 40,7%, khu vực II: 19,1% và khu vực III: 40,2%. Đến năm 2007, tỉ trọng tương
ứng của 3 khu vực là 25,8%, 35,3% và 38,9%. Cơ cấu thành phần kinh tế đã có
những chuyến biến rồ rệt. Nền kinh tế nhiều thành phần được hình thành và ngày
càng phát triến, đang khai thác được các nguồn lực sin có của tỉnh.
Khu vực kinh tế Nhà nước có chiều hướng tăng (từ
14,8% tống GDP năm 1991 lên 24,6% năm 1995, 37,8% nảm 2000, rồi giảm xuống còn
34,1% năm 2007) và đang giữ vai trò chú đạo trên các lĩnh vực quan trọng của
nền kinh tế Ở khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, dẫn đầu là khu vực cá thể (chiếm
47,1% tổng GDP năm 2007), tiếp theo là khu vực tư nhân (17,2%). Trong khi đó,
khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài rất nhó bé, mới chỉ có 0,7%.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
ban sac van hoa dan toc