Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

Bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa trong trang phục dân tộc


       Các dân tộc ở Tây Bắc trong truyền thống đã ít người dệt vải, chủ yếu đan lát, thu hái lâm sản, chăn nuôi canh tác để đổi sản phẩm dệt với người Thái. Ngày nay, hầu như không thấy gia đình nào còn dệt vải, thậm chí nguồn vải vốn xưa nay họ mua của người Thái cũng không còn, vì ngay chính bản than người Thái cũng ít ai còn dệt vải. 

Bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa trong trang phục dân tộc

      Vì vậy, không chỉ có lớp trẻ ưa chuộng trang phục hiện đại, mà người già, trẻ em đều mặc trang phục bán sẵn ở các chợ phiên hay chợ huyện. Tính lợi ích đã làm cho trang phục tộc người gần nhu mai một. Những bộ trang phục truyền thống hiện nay còn tồn tại trong cư dân không nhiều, thậm chí còn rất hiếm, chỉ có gia đình nào lưu giữ làm kỷ niệm thì còn, tất cả người già chí nhớ trong đầu, con trẻ thậm chí không biết trước đây ông cha mình mặc gì. Thực trạng này đòi hỏi chúng ta phải có biện pháp tích cực để bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống tộc người.
      Các tộc người ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên như ơ Đu, Brâu, Cơ Ho, Chơ Ro, Co, Xtiêng, Rơ Măm trước đây không biết dệt vải, về sau họ có du nhập nghề dệt của người Giẻ-Triêng, Xơ Đăng, Ba Na… trong vùng, nhưng hiện nay, không còn một người nào biết dệt, họ ăn mặc như người Kinh, bằng nguồn vải hay trang phục bán sẵn ở chợ.
       Các tộc người Giẻ-Triêng, Xơ Đăng, Ba Na, M’nông, Tà Ôi, Cơ Tu, Mạ, Bru – Vân Kiều, Hrê trước đây rất thành thạo nghề dệt vải, trong mỗi gia đình đều có một khung cửi, có nhà có hai hay vài ba chiếc để cho phụ nữ ngồi dệt vải cho bản thân và gia đình sử dụng. Ngoài thời gian trỉa lúa, làm có, thu hoạch, hầu hết thời gian rảnh rỗi, họ chuyên tâm cho còng việc trồng bông, dệt vải.
      Từ sau giải phóng nghề dệt của bà con vẫn được duy trì. Cũng có thời kỳ do hiểu không đúng chủ trương xoá bỏ tập tục lạc hậu của Đảng và Nhà nước nhiều người đã bỏ nghề này trong một thời gian dài. Những năm gần đây thực hiện đường lối của Đảng và Nhà nước: bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống trong điều kiện có sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, ở Kon Turn các dân tộc bản địa nói chung và dân tộc Giẻ- Triêng nói riêng đã phục dựng lại nhiều lễ hội truyền thống: như lễ đâm trâu, mừng nhà rông mới, xây dựng các nhà rông văn hoá cùng với việc khôi phục các nghề thủ cống truyền thống tím nghề dệt, nghề gốm.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: trang phuc tay nguyen