Trang phục của các tộc người nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer là
một thành tố quan trọng của đời sống tộc người; nó tồn tại, biến đổi cùng với
sự biến đổi của đời sống tộc người. Sự biến đổi này vừa mang tính riêng biệt
vùng miền vừa mang tính phổ quát.
Nó là nét đặc trưng văn hóa, chịu sự tác động của quá trình
giao lưu, giao thoa kinh tế – văn hoá – xã hội không chỉ trong nội bộ tộc người
mà rộng hơn là giữa các tộc người trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế.
Sự tác động này liên tục và ngày càng mạnh mẽ. Nếu như không có định hướng đúng
đắn, biện pháp kịp thời, thì những đặc trưng văn hoá tộc người đặc sắc sẽ dần
bị mai một mà không dễ gì tìm lại được.
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá trong trang phục các tộc
người nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer tại cộng đồng
Với thực trạng và nguyên nhân biến đổi trang phục các tộc
người nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer như trên đã trình bày, nghề trồng bông dệt vải
cổ truyền và nghệ thuật trang trí trên vải của các tộc người nhóm ngôn ngữ Môn
– Khmer nếu theo đà này sẽ tiếp tục biến đổi và phủ nhận sạch trơn chính nó
trong vài chục năm tới (có lẽ không quá 20 nãm). Vì vậy việc bảo tồn, phát huy
các giá trị trong trang phục các tộc người Môn – Khmer là việc làm cần thiết và
cấp hách.
Muốn báo tồn các giá trị trong trang phục truyền thống tộc người phái đi từ nhận thức, sau đó là giữ gìn vùng nguyên liệu, duy trì nghề dệt theo phương pháp hiện đại hoá, giải phóng sức lao động con người. Đặc biệt là phải có thị trường tiêu thụ để có lợi nhuận tiếp tục duy trì và phát triển sản xuất, đó mới là giải pháp khả thi.
Muốn báo tồn các giá trị trong trang phục truyền thống tộc người phái đi từ nhận thức, sau đó là giữ gìn vùng nguyên liệu, duy trì nghề dệt theo phương pháp hiện đại hoá, giải phóng sức lao động con người. Đặc biệt là phải có thị trường tiêu thụ để có lợi nhuận tiếp tục duy trì và phát triển sản xuất, đó mới là giải pháp khả thi.
Phục hồi và phát triển các nghề thủ công truyền thống tộc
người không những đáp ứng nhu cầu thiết yếu về tiêu dùng trong xã hội, khi
ngành tiểu thủ công nghiệp không hoặc chưa đáp ứng được, mà còn có V nghĩa to
lớn đối với việc khai thác các thế mạnh về tiềm năng tại chỗ (về nguyên liệu,
lực lượng lao động, pháp năng truyền thống…) của các địa phương, các dân tộc dê
từng bước hướng tới thị trường. Tuy nhiên, khôi phục và phát triển nghề thủ
công không có nghĩa là phục hổi và phát triển các ngành nghề với chức năng và
có ý nghĩa là một nghề phụ gia đình nhằm thoả mãn nhu cầu có tính tự cấp tự túc
như hiện nay, mà phải dần dần nâng các nghề thủ công thành một hoạt động kinh
tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung của miền núi. Nếu làm tốt được điều
này sẽ góp phần làm thay đổi sự phân công lao động xã hội còn ở trình độ thấp
của miền núi, làm cho nghé thú công trở thành một bộ phận chính trong cơ cấu
kinh tế – xã hội và mang tính thương mại. Duy trì được nghé thủ công của các
tộc người nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer còn góp phần bảo lưu một yếu tố văn hoá cổ
truyền, ít nhất là ớ khía cạnh kỹ thuật.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
trang phục dân tộc tày