Trang phục các tộc người nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer đóng vai trò
rất lớn trong xã hội. Tuy nhiên, nó khống phải ỉ à cái bất biến. Là một thành
tố văn hoá vật chất trong cuộc sống con người, trang phục cũng luôn biến đổi
cùng với môi trường mà nó tồn tại.
Sự biến đổi đó trước hết là xu hướng xã hội hoá mà địa bàn
mở rộng từ phạm vi khu vực vùng miền đến phạm vi quốc gia, quốc tế. Xu hướng
này khiến cho trang phục biến đỗi từ riêng biệt đến đại đồng, từ cái riêng đến
cái chung. Ở Việt Nam, đối với các dân tộc thiểu số, xu hướng Việt (Kinh) hoá
trong phạm vi quốc gia và xu hướng Hán hoá, Tây hóa (quốc tế hoá) trong phạm vi
khu vực và quốc tế của trang phục là một xu hướng tất yếu, đang điễn ra với tốc
độ và cấp độ khác nhau.
Bên cạnh xu hướng trên, trang phục cũng luôn biến đổi theo
xu hướng hiện đại hoá cả về chất liệu và chủng loại, phương pháp va ky thuật
chế tác. Xu hướng này phản ánh trình độ phát triển của một cộng đồng dân cư,
một tộc người, phản ánh sự giao lưu và giao thoa nhiều mặt trong mối quan hệ
giữa các cộng đồng dân tộc với nhau.
Về chất liệu trang phục của các lộc người nhóm ngôn
ngữ Môn – Khmer nói chung, hiện nay dang có xu hướng biến đổi từ các chất liệu
làm từ cây bông sang các chất liệu làm từ một số chất liệu tổng hợp khác. Những
kỹ thuật như thêu, ghép vải… đã và đang chuyển từ thủ công sang sản xuất bằng
máy may. Các thuốc nhuộm cổ truyền lấy từ tự nhiên đã được thay dần bằng các
phẩm màu công nghiệp… Nói chung, trang phục của các tộc người nhóm ngôn ngữ Môn
Khmer cũng như ở một số dân tộc thiểu số khác đã và đang biến đổi, phương pháp
sản xuất có sự chuyển từ lao động thủ công truyền thống sang lao dộng còng
nghiệp từng phần, với qui mồ và tốc dọ ngày càng lớn. Hiện nay. một số dân tộc
còn duy trì dệt vãi, song khống một dàn tọc nào còn trồng bông để chế biến
nguyên liệu. Họ hoàn toàn dùng sợi công nghiệp hay sợi len để dệt vải.
Thực tế nghiên cứu cho thấy, hiện nay , trong sò 21 tộc người
nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer, có lẽ chỉ có một số còn duy trì nghề dệt vải, đa số
đã gác xa quay sợi và khung dệt.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
trang phục tây nguyên