Người Mạ thường dùng lá cây để chế tác thuốc nhuộm màu
đen, lá cây được ngâm trong nước khoảng 7 ngày cho mủn ra và phân hủy trong
nước thành màu đen. Nước đen này dược trộn với tro của cày tre sau đó đem ngâm
với sợi khoảng 3- 4 ngày, vớt sợi ra ròi đem phơi khô, sợi vải sau khi khô cho
màu đen bóng.
Màu đỏ được lấy từ vỏ cây với và vỏ cây rơyol là giống cây leo, lá có nhiều lông và màu xanh lục. Hai loại vỏ cây này dược cắt khúc đem nấu khoảng nửa ngày sẽ cho thứ nước màu đó. Đem sợi ngâm vào nước này khoảng 3 đêm rôi phơi khô, sợi có màu đỏ đậm.
Màu vàng được lấy từ củ nghệ giã thật nát bỏ vào nước nấu cùng với sợi, khoảng 3 giờ, vớt ra phơi khô là được.
Màu trắng chính là màu của sợi bông vải.
Trong các trang phục như váy, áo, tấm đắp, khố… hai màu đen trắng được người Mạ dùng nhiều nhất, hầu như được dành riêng dể làm nền cho mặt trang trí. Nếu tấm vải có nền màu trắng thì các màu trang trí thường là màu sảng như văng, đỏ, xanh, nhưng đôi khi lại chen vào đó ít màu đen, làm cho tấm vải khoẻ khoắn, phô bày những đường nét hoa văn, những khối hình vững chắc. Các đường viền màu chạy theo chiều dài tấm vải thường xen màu đỏ, văng- trắng hay đỏ-đen, đỏ- đen- trắng. Các hoạ tiết hoa văn hình khối thường được tạo nên bởi một màu như đỏ, xanh hoặc đen nhưng cũng có khi được tạo bởi các màu sắc khác nhau như xanh-đỏ, đỏ- đen, đỏ- xanh- trắng… Tấm đắp dược người Mạ sử dụng các màu sảng một cách mạnh bạo, phối màu khá hợp lý do đó nhìn rất khoẻ khoắn, sống động nhưng cũng rất trang nhã.
Trong các trang phục như váy, áo, tấm đắp, khố… hai màu đen trắng được người Mạ dùng nhiều nhất, hầu như được dành riêng dể làm nền cho mặt trang trí. Nếu tấm vải có nền màu trắng thì các màu trang trí thường là màu sảng như văng, đỏ, xanh, nhưng đôi khi lại chen vào đó ít màu đen, làm cho tấm vải khoẻ khoắn, phô bày những đường nét hoa văn, những khối hình vững chắc. Các đường viền màu chạy theo chiều dài tấm vải thường xen màu đỏ, văng- trắng hay đỏ-đen, đỏ- đen- trắng. Các hoạ tiết hoa văn hình khối thường được tạo nên bởi một màu như đỏ, xanh hoặc đen nhưng cũng có khi được tạo bởi các màu sắc khác nhau như xanh-đỏ, đỏ- đen, đỏ- xanh- trắng… Tấm đắp dược người Mạ sử dụng các màu sảng một cách mạnh bạo, phối màu khá hợp lý do đó nhìn rất khoẻ khoắn, sống động nhưng cũng rất trang nhã.
Thông thường, người Mạ sử dụng màu đỏ, văng, trắng đi cạnh
nhau. Đôi khi còn dùng cả màu đen hợp cùng với màu xanh – trắng để hoàn thành
đồ án hình học trên nền đỏ, khi nhìn các dải màu chạy trên nền đen của tấm vải
thì màu đỏ sẽ bật lên. Việc đặt màu đỏ trên nền đen không phát huy độ cực nóng
của màu đỏ, trái lại còn hút một phần chất rực rỡ của màu đỏ như hút vào trong
lòng sâu của bóng tôi, nhưng chính nhờ đó mà rực rỡ lại trở nên sâu lắng, không
bùng lên chói mắt mà đậm đà hơn, tạo ra một sức mạnh muốn vươn dài, thoát khỏi
màu tôi. Tiếp sức cho màu đỏ, người ta mượn màu trắng và màu văng làm nền đứng
cạnh màu đỏ đổi chọi với màu đen. Cá mảng sảng này đã phát huy tác dụng, tạo
thế vững chãi, lúc ẩn lúc hiện trong bóng tôi của nền đen.
Đọc thêm tại: