Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015

Ưu thế về ngành trồng trọt cây lương thực hoa màu


         Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng của tính Quảng Bình. Trong giá trị sản xuất nông, lâm, thuý sản thì nông nghiệp chiếm 66,5% (năm 2007).

Ưu thế về ngành trồng trọt cây lương thực hoa màu

        Quảng Bình gặp nhiều khó khăn về tự nhiên trong việc phát triển nông nghiệp, nhất là về thời tiết, khí hậu với các thiên tai, diện tích đất nông nghiệp bình quân theo đầu người ít… Tuy vậy, trong những năm qua, tính đã tập trung đầu tư vào cơ sớ vật chất – kĩ thuật phục vụ nông nghiệp. Nhiều công trình thuý lợi được xây dựng và nâng cấp. Các trạm trại báo vệ vật nuôi, cây trồng và tập đoàn giống có năng suất cao đang phát huy tác dụng. Vì vậy, nền nông nghiệp độc canh đã được thay thế bằng nền nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện theo hướng sán xuất hàng hoá. Bình quân lương thực (quy thóc) theo đầu người tuy còn thấp, nhưng liên tục tăng lên, từ 166 kg năm 1990 lên 252 kg năm 2000, 282 kg năm 2005 và 276 kg năm 2007.
         Cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng giảm tí trọng của ngành trồng trọt và tăng dần tỉ trọng của ngành chăn nuôi, nhưng chậm và thất thường. Trong nông nghiệp, ưu thế vẫn thuộc về ngành trồng trọt.
         Trong cơ cấu giá trị sán xuất nông nghiệp của Quảng Bình, ngành trồng trọt luôn chiếm vị trí hàng đầu với tí trọng cho đến năm 2007 vẫn chiếm 61,3%. Ngành này bao gồm: trồng cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quá và các loại cây khác.
         Diện tích gieo trồng cây lương thực của Quảng Bình về cơ cấu mùa vụ, Quảng  Bình có 3 vụ lúa chính là vụ đông xuân, vụ hè thu và vụ mùa, trong đó quan trọng nhất là vụ đông xuân. Vụ này chiếm diện tích lớn nhất (55 – 60%), năng suất cao nhất và sán lượng nhiều nhất (65 – 70%). Ngược lại, vụ mùa chỉ có vai trò rất nhỏ bé với diện tích ngày càng giám nhanh và năng suất rất thấp.
         Cây màu lương thực ở Quảng Bình có giá trị nhất định trong việc bố sung một phần lương thực cho người và phục vụ chăn nuôi. So với cây lúa, các cây màu lương thực chỉ có địa vị thứ yếu. Nhóm cây màu lương thực cúa tỉnh bao gồm khoai lang, sắn và ngô.