Số dân của Quảng Bình tăng tương đối nhanh. Trong cuộc
tổng điều tra dân số năm 1989, số dân cúa Quảng Bình là 646,9 nghìn người. Sau
khi Quảng Bình được tái lập, số dân ít nhiều có sự biến động do chủ trương phân
chia lại địa giới hành chính. Số dân tăng từ trên 675 nghìn người năm 1990 lên
gần 803 nghìn năm 2000.
Giữa hai cuộc tống điều tra dân sô gần đây (1989 – 1999),
tốc độ tăng dân số trung bình hằng năm của Quảng Bình là 1,88%. Trong vài năm
qua, mức tăng dân số có chiều hướng giám xuống rõ rệt. Điều đó có được là do
việc thực hiện có kết quá công tác dân số-kế hoạch hoá gia đình và múc sống của
nhân dân đã từng bước được nâng lên. Đến năm 2007, mức gia tăng dân số tự nhiên
chỉ còn 1,0%.
Mức tăng dân số có sự phản hoá rõ rệt giữa thành thị
và nông thôn. Xu hướng chung là ở khu vực thành thị, tí suất gia tăng tự nhiên
thấp do cá mức sinh và mức tử đều thấp. Ngược lại, ớ vùng nông thôn rộng lớn,
mức sinh và mức tử đều cao, nhưng do mức sinh quá cao nên tốc độ gia tăng dân
sô lớn hơn nhiều so với khu vực thành thị. Năm 2007, tí suất gia tăng tự nhiên
ớ thành thị là 0,85% (sinh: 12,9%o, tử: 4,35%o), còn ở nông thôn là 1,03%
(sinh: 15,46%o, tử: 5,21%o).
Số lao động của tỉnh Quảng Bình đang làm việc trong
các ngành kinh tế năm 2007 là 42,1 vạn người (chiếm 81,9% nguồn lao động).
Về cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế năm
2007, khu vực I chiếm ưu thế với 68,7% số lao động đang làm việc. Trong khi đó,
khu vực II chỉ chiếm khoảng 13,5% và khu vực III là 17,8%.
Sự phân bố lao động mất cân đối không chí giữa các
ngành, mà còn cả giữa các vùng lãnh thố. Vùng đồi núi chiếm trên 90% diện tích
lãnh thổ với nguồn tài nguyên phong phú, song chí có khoảng 28% số lượng lao
động của toàn tỉnh. Trong khi đó, vùng đồng bằng chỉ có 10% diện tích tự nhiên
nhưng lại tập trung tới 72% số lao động.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
bản sắc văn hóa dân tộc